Đừng vội triển khai hạ tầng CNTT nếu bạn chưa biết đến những lưu ý này

25/09/2021

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều có các khoản đầu tư cho CNTT dù nhiều hay ít. Tuy nhiên, việc hiểu và nắm rõ những nguyên tắc, cách thức trong việc thiết kế, vận hành và bảo trì cơ sở hạ tầng CNTT thì thật đáng buồn khi đây điều mà không phải doanh nghiệp nào cũng nắm chắc được.
Bài viết dưới đây, Viettel IDC sẽ chia sẻ đến độc giả một số những sai lầm phổ biến, mà người dùng dễ mắc phải khi triển khai cơ sở hạ tầng CNTT trong thực tế hiện nay tại các doanh nghiệp nhé.
 

Những lưu ý khi triển khai hạ tầng CNTT trong doanh nghiệp

Những lưu ý khi triển khai hạ tầng CNTT trong doanh nghiệp

5 sai lầm có thể mắc phải trong vấn đề hạ tầng CNTT

Thứ nhất: Bỏ qua xu hướng điện toán đám mây

Trên thực tế, sẽ có hai giải pháp chính để doanh nghiệp có thể vận hành cơ sở hạ tầng CNTT là tại chỗ và trên đám mây. Về cơ bản, thì mỗi mô hình sẽ đều có những ưu và nhược điểm riêng. Nói một cách khác quan thì áp dụng vận hành cơ sở hạ tầng CNTT theo mô hình đám mây sẽ là giải pháp mang lại sự hiệu quả và tối ưu hơn. 

Cơ sở hạ tầng CNTT dựa trên đám mây cũng nhanh nhẹn hơn và có khả năng kết hợp các tính năng mới vào hệ thống của bạn. Tuy nhiên, cũng phải tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp mà có thể triển khai toàn bộ hoặc từng phần trong hạ tầng CNTT của mình.

Thứ hai: Dính chặt với hệ thống phần mềm cũ

Việc cập nhật thiết bị và phần mềm là điều khá quan trọng đối với bất kỳ đội ngũ CNTT nào. Với việc sử dụng hệ thống cũ của hạ tầng CNTT một thời gian quá lâu, có vẻ sẽ tiết kiệm được chi phí và thời gian nâng cấp. Nhưng trên thực tế về lâu dài điều này sẽ mang đến rất nhiều những khó khăn và là một gánh nặng cho các doanh nghiệp.

Thứ ba: Không tìm kiếm cơ hội để đơn giản hóa

Hiện nay, đa số các doanh nghiệp đang sử dụng hàng chục nền tảng phần mềm khác nhau để đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh. Bên cạnh đó, hầu hết các nhân viên hiện truy cập tài nguyên CNTT kinh doanh từ nhiều thiết bị như PC, laptop, điện thoại thông minh, máy tính bảng,... Điều này cũng đồng nghĩa với việc, sự phức tạp trong cơ cấu hạ tầng CNTT đã và đang làm khó khăn thêm cho vấn đề về bảo mật. Không những thế, khi hệ thống hạ tầng CNTT phức tạp còn gây cản trở cho việc tiếp cận và đào tạo trở nên khó khăn hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất công việc.

Do đó, việc cắt bỏ hay củng cố đơn giản hóa các ứng dụng phần mềm, sẽ giúp nhân viên của bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc sử dụng và vận hành hệ thống hạ tầng CNTT, đi kèm với đó là còn giảm bớt những nỗi lo về vấn đề an toàn bảo mật

Những giải pháp hạ tầng CNTT mà các nhà cung cấp mang đến cho doanh nghiệp

Những giải pháp hạ tầng CNTT mà các nhà cung cấp mang đến cho doanh nghiệp

>> Xem thêm: Cloud Managed Service - Giải quyết bài toán chuyển đổi số và quản trị hạ tầng CNTT trên Cloud

Thứ tư: Quá tin tưởng vào một đơn vị cung cấp

Lý do của sự chuyển dịch là sự gia tăng tính phụ thuộc vào đám mây và các nhà cung cấp phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS). Khi di chuyển lên đám mây thường bao gồm việc ký hợp đồng với một số nhà cung cấp dịch vụ dựa trên hình thức thuê bao. Vấn đề với các hợp đồng này là chúng có thể sẽ làm cho doanh nghiệp của bạn kém linh hoạt hơn từ góc độ CNTT. Nhiều doanh nghiệp sẽ có xu hướng ký hợp đồng dài hơn để có thể nhận được giá tốt hơn từ các nhà cung cấp hạ tầng CNTT. 

Tuy nhiên, điều này mô hình chung sẽ khiến các doanh nghiệp đôi khi sẽ gặp rất nhiều những khó khăn khi muốn thay đổi nhà cung cấp. Nếu bạn đang sử dụng một nhà cung cấp cho nhiều thành phần của hạ tầng CNTT, thì thậm chí doanh nghiệp của bạn sẽ bị xiềng xích chặt hơn đối với nhà cung cấp đó.

Trên thực tế, khi sử dụng hạ tầng CNTT từ các nhà cung cấp, việc trả thêm một chút cho các hợp đồng ngắn hơn, linh hoạt hơn, có lẽ sẽ là một lựa chọn khá thông minh khi cân bằng giữa việc thúc đẩy đơn giản hóa và các lợi ích bảo mật trong việc đa dạng hóa công nghệ.

Thứ năm: Nhìn ra nhu cầu 

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, thì hạ tầng CNTT cũng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bên cạnh đó giá trị của đội ngũ IT cũng tăng lên theo đó. Để đạt được điều đó, vấn đề quan trọng là phải đảm bảo đội ngũ IT của bạn phải có đủ chuyên môn và lực lượng để quản lý cơ sở hạ tầng CNTT.

>> Xem thêm: PC truyền thống thoái vị, Cloud PC Viettel lên ngôi

Lời kết

Có thể nói, hệ thống cơ sở hạ tầng CNTT là một phần rất quan trọng đối với các doanh nghiệp hiện nay. Hãy chắc chắn rằng, bạn đã nắm hiểu và nắm chắc những sai lầm mà Viettel IDC đã chia sẻ ở trên, qua đó có thể tránh được khi áp dụng và vận hành hạ tầng CNTT, mang lại hiệu quả công việc cao nhất. Hy vọng rằng, bài viết này của Viettel IDC, sẽ mang lại cho độc giả nhiều kiến thức bổ ích.

Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị cung cấp hạ tầng CNTT, với các giải pháp Điện toán đám mây hay Trung tâm dữ liệu thì Viettel IDC là cái tên không thể bỏ qua. 

Để tìm hiểu thêm về các dịch vụ Cloud như Cloud Server, Cloud Storage, Cloud PC,... hay dịch vụ cho thuê máy chủ riêng tại Viettel IDC vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:

- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)

- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc

- Website: https://viettelidc.com.vn

Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam

Tin liên quan

30/09/2024

Top 5 nhà cung cấp Cloud hàng đầu ở Việt Nam

Đâu là những nhà cung cấp điện toán đám mây (Cloud) hàng đầu ở Việt Nam? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

30/09/2024

IDC là gì? Khám phá các trung tâm dữ liệu của Viettel IDC

IDC (Internet Data Center) là trung tâm dữ liệu cung cấp các dịch vụ hạ tầng vật lý và máy chủ nhằm hỗ trợ các hoạt động công nghệ thông tin của doanh nghiệp.

30/09/2024

Cơ sở hạ tầng đám mây là gì? Thành phần và lợi ích

Cơ sở hạ tầng đám mây là nền tảng bao gồm phần cứng (máy chủ, bộ lưu trữ,... ) và phần mềm hệ điều hành, phần mềm ảo hóa,...) để cung cấp các dịch vụ công nghệ qua internet.

30/09/2024

Giao thức TCP/IP là gì? Cấu trúc và chức năng

TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol) là một bộ giao thức trao đổi thông tin giúp truyền tải và kết nối các thiết bị sử dụng internet.

30/09/2024

Spoofing là gì? Cách phát hiện & ngăn chặn rủi ro

Spoofing là hành động giả mạo thông tin nhằm lừa gạt hệ thống hoặc người dùng. Kẻ tấn công thường sử dụng các kỹ thuật giả mạo để che giấu danh tính thật.

23/08/2024

CPU là gì? Cấu tạo và các loại CPU phổ biến

Bạn có biết rằng mọi tác vụ thực hiện trên máy tính, từ lướt web đến chơi game, đều được xử lý bởi bộ phận CPU? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu CPU là gì và cách thức hoạt động của bộ phận này qua bài viết sau đây nhé.

30/09/2024

Virus máy tính là gì? Cách bảo vệ máy tính tránh khỏi virus

Đứng trong kỷ nguyên của Internet và thiết bị số, máy tính đã trở thành công cụ không thể thiếu trong cuộc sống và công việc của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, song song với sự tiện lợi là các mối đe dọa an ninh mạng, đặc biệt là virus máy tính. Hiện nay, virus máy tính càng ngày càng trở nên phức tạp và tinh vi hơn.

30/09/2024

Oracle là gì? Tìm hiểu hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle

Oracle là gì? Đây là một trong những hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS) hàng đầu trên thị trường được phát triển bởi Oracle Corporation. Xứng đáng với vị trí hàng đầu của mình, nền tảng này đã và đang hỗ trợ hàng nghìn người dùng và đáp ứng nhu cầu quản lý dữ liệu ngày càng tăng của các tổ chức trong kỷ nguyên số.

30/09/2024

Auto Scaling là gì? Lợi ích khi sử dụng Auto Scaling

Trong thời đại số hóa ngày nay, việc quản lý tài nguyên hiệu quả cho các ứng dụng và hệ thống đám mây đã trở thành một thách thức lớn đối với doanh nghiệp. Đó là lúc Auto Scaling - công nghệ tự động điều chỉnh tài nguyên ra đời và nhanh chóng trở thành giải pháp ưu việt cho vấn đề này.

30/09/2024

Phân biệt Cloud Hosting và Cloud Server - Nên chọn loại nào?

Cloud Hosting và Cloud Server là hai dịch vụ lưu trữ và quản lý dữ liệu đám mây phổ biến cho doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi hạ tầng công nghệ thông tin sang điện toán đám mây. Dù cùng hoạt động trên đám mây song hai dịch vụ này lại có những đặc điểm và nguyên lý hoạt động hoàn toàn khác nhau.

// doi link