3 lý do khiến doanh nghiệp cần xem xét sử dụng Cloud PC thay cho máy tính truyền thống

07/05/2020
Với Cloud PC, người dùng có thể sử dụng dữ liệu trên máy tính mọi lúc, mọi nơi, trên mọi nền tảng thiết bị một cách bảo mật, an toàn, bởi Cloud PC được trang bị các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin như: Tường lửa, Anti Virus, Proxy, xác thực 2 nhân tố, hoàn toàn vượt trội hơn so với máy tính truyền thống.

Về giải pháp Cloud PC

Cloud PC là giải pháp ảo hóa máy trạm (Virtual Desktop Infrastructure - VDI) cho phép sử dụng thay thế máy tính truyền thống với khả năng quản trị tập trung, gia tăng tính bảo mật, an toàn dữ liệu, dễ dàng cung cấp mở rộng. Cloud PC cung cấp môi trường làm việc linh hoạt, xử lý dữ liệu và ứng dụng trên nền điện toán đám mây.

Đặc biệt Cloud PC cho phép người dùng có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi trên mọi thiết bị di động (Laptop, Mobile, Tablet,…) chỉ cần có kết nối Internet.

 
Cloud PC

3 lý do khiến doanh nghiệp cần xem xét sử dụng Cloud PC thay cho máy tính truyền thống

1. Nguy cơ mất an toàn bảo mật thông tin, dữ liệu:

- Dễ bị lây nhiễm mã độc, virus do truy cập thiếu an toàn: Theo nghiên cứu, sử dụng máy tính truyền thống thường gặp rủi ro mất an toàn thông tin do tin tặc phát tán mã độc, virus, phần mềm gián điệp để tấn công; các mã độc này lây lan nhanh chóng để đánh cắp thông tin, thậm chí còn chiếm quyền điều khiển máy tính để thực hiện tấn công các máy tính khác trong và ngoài hệ thống.

- Mất an toàn thông tin dữ liệu: Qua khảo sát đánh giá, một số văn phòng vẫn sử dụng máy tính dùng chung, nếu sử dụng máy tính này để lưu dữ dữ liệu khả năng lộ lọt thông tin là không tránh khỏi. Ngoài ra, việc phổ biến sử dụng thẻ nhớ, ổ cứng cắm ngoài, thiết bị lưu trữ để sao chép thông tin, chia sẻ dữ liệu cũng là một trong những nguyên nhân gây lộ lọt thông tin và lây lan virus mã độc từ một máy tính sang nhiều máy tính.

- Dễ bị lộ lọt danh tính người sử dụng: Thực tế hiện nay, việc sử dụng máy tính xảy ra hỏng hóc trong quá trình sử dụng là khó tránh khỏi, để khắc phục các văn phòng cần có nhân viên CNTT chuyên trách hoặc cần đến các đơn vị chuyên nghiệp bên ngoài để ứng cứu dữ liệu, tạo điều kiện cho kẻ gian có chủ đích lấy cắp thông tin dữ liệu mật trên ổ cứng máy tính. Đặc biệt, việc trang bị máy tính cá nhân chưa đi kèm các giải pháp về bảo mật thông tin là kẽ hở có khả năng ảnh hưởng lớn tới tính bí mật, an toàn đặc biệt trong lĩnh vực an ninh quốc phòng. 

 

2. Quản lý phân tán:

- Khó khăn trong việc áp đặt chính sách chung: Hiện nay các máy tính cá nhân thường được trang bị theo tự phát từ nhu cầu của các văn phòng. Do đó việc áp dụng các chính sách chung cho toàn bộ máy tính về cách thức cho phép sử dụng cài đặt, nâng cấp phần mềm, ứng dụng, quản lý cấp phép truy cập kết nối là chưa đồng bộ.

- Khó khăn trong nâng cấp, sửa chữa: việc quản lý các máy tính phân tán nhiều nơi, đặc biệt là các văn phòng xa trung tâm việc khắc phục lỗi, sự cố gặp rất nhiều khó khăn do thiếu phương tiện, trang thiết bị thay thế.

- Khó khăn trong công tác vận hành, khai thác, hỗ trợ: Trình độ nhân viên CNTT còn hạn chế, một số đơn vị đội ngũ này chỉ làm kiêm nhiệm nên rất khó khăn trong công tác quản trị hỗ trợ để khai thác, vận hành hệ thống mạng máy tính.

 

3. Tính cơ động và sẵn sàng thấp:

- Mất thời gian mua sắm, triển khai: Để thực hiện việc mua sắm, bổ sung trang thiết bị phục vụ hoạt động thường mất rất nhiều thời gian từ khâu lựa chọn chủng loại thiết bị đến khâu triển khai, cài đặt. Với những nhiệm vụ đặc thù mở rộng, ra tăng số lượng đột biến thì phương thức trang bị này không phù hợp.

- Khó khăn nâng cấp thay thế: qua nghiên cứu, đánh giá, tuổi thọ trung bình mỗi máy tính được khuyến nghị tối đa 03 năm sử dụng; linh kiện thay thế thường sau 03 năm các hãng máy tính không sản xuất loại linh kiện tương thích, trong khi đó hầu hết các văn phòng nhằm tiết kiệm chi phí đều cố gắng kéo dài niên hạn sử dụng tới 05 năm, thậm chí là 07 năm do đó việc khắc phục để nâng cấp, thay thế hỏng hóc gặp rất nhiều khó khăn.

- Hạn chế trong cơ động, trang bị: Vị trí lắp đặt máy tính nhận thấy do điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, nên một số nhân viên được bố trí không gian làm việc tương đối chật hẹp, nhưng vẫn phải lắp đặt ít nhất một máy tính để làm việc, có nhân viên phải trang bị 02, thậm chí 03 máy tính do nhiệm vụ đặc thù, chính vì vậy với những cây máy tính khổ lớn như hiện tại càng khiến không gian làm việc của nhân viên chật hẹp hơn. Ngoài ra, việc di chuyển, điều động cũng khó khăn do kích thước thiếu nhỏ ngọn.

Với 3 lý do và cũng chính là những bất cập khó khăn nêu trên, yêu cầu cấp thiết hiện nay của doanh nghiệp là phải trang bị giải pháp công nghệ phù hợp, có khả năng cơ động cao, dễ bảo trì, nâng cấp, thuận tiện trong tổ chức hoạt động, quản lý tập trung và đặc biệt, phải đảm bảo được yêu cầu bảo mật, an toàn thông tin dữ liệu người dùng. Và giải pháp tối ưu đó chính là Cloud PC!


Để tìm hiểu thêm về dịch vụ Cloud PC, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC để được tư vấn:

      - Hotline: 18008088 (miễn phí cước gọi)
      - Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc
      - Website: https://viettelidc.com.vn

 

Viettel IDC – Nhà cung cấp dịch vụ Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây hàng đầu Việt Nam

Tin liên quan

30/09/2024

Top 5 nhà cung cấp Cloud hàng đầu ở Việt Nam

Đâu là những nhà cung cấp điện toán đám mây (Cloud) hàng đầu ở Việt Nam? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

30/09/2024

IDC là gì? Khám phá các trung tâm dữ liệu của Viettel IDC

IDC (Internet Data Center) là trung tâm dữ liệu cung cấp các dịch vụ hạ tầng vật lý và máy chủ nhằm hỗ trợ các hoạt động công nghệ thông tin của doanh nghiệp.

30/09/2024

Cơ sở hạ tầng đám mây là gì? Thành phần và lợi ích

Cơ sở hạ tầng đám mây là nền tảng bao gồm phần cứng (máy chủ, bộ lưu trữ,... ) và phần mềm hệ điều hành, phần mềm ảo hóa,...) để cung cấp các dịch vụ công nghệ qua internet.

30/09/2024

Giao thức TCP/IP là gì? Cấu trúc và chức năng

TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol) là một bộ giao thức trao đổi thông tin giúp truyền tải và kết nối các thiết bị sử dụng internet.

30/09/2024

Spoofing là gì? Cách phát hiện & ngăn chặn rủi ro

Spoofing là hành động giả mạo thông tin nhằm lừa gạt hệ thống hoặc người dùng. Kẻ tấn công thường sử dụng các kỹ thuật giả mạo để che giấu danh tính thật.

23/08/2024

CPU là gì? Cấu tạo và các loại CPU phổ biến

Bạn có biết rằng mọi tác vụ thực hiện trên máy tính, từ lướt web đến chơi game, đều được xử lý bởi bộ phận CPU? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu CPU là gì và cách thức hoạt động của bộ phận này qua bài viết sau đây nhé.

30/09/2024

Virus máy tính là gì? Cách bảo vệ máy tính tránh khỏi virus

Đứng trong kỷ nguyên của Internet và thiết bị số, máy tính đã trở thành công cụ không thể thiếu trong cuộc sống và công việc của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, song song với sự tiện lợi là các mối đe dọa an ninh mạng, đặc biệt là virus máy tính. Hiện nay, virus máy tính càng ngày càng trở nên phức tạp và tinh vi hơn.

30/09/2024

Oracle là gì? Tìm hiểu hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle

Oracle là gì? Đây là một trong những hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS) hàng đầu trên thị trường được phát triển bởi Oracle Corporation. Xứng đáng với vị trí hàng đầu của mình, nền tảng này đã và đang hỗ trợ hàng nghìn người dùng và đáp ứng nhu cầu quản lý dữ liệu ngày càng tăng của các tổ chức trong kỷ nguyên số.

30/09/2024

Auto Scaling là gì? Lợi ích khi sử dụng Auto Scaling

Trong thời đại số hóa ngày nay, việc quản lý tài nguyên hiệu quả cho các ứng dụng và hệ thống đám mây đã trở thành một thách thức lớn đối với doanh nghiệp. Đó là lúc Auto Scaling - công nghệ tự động điều chỉnh tài nguyên ra đời và nhanh chóng trở thành giải pháp ưu việt cho vấn đề này.

30/09/2024

Phân biệt Cloud Hosting và Cloud Server - Nên chọn loại nào?

Cloud Hosting và Cloud Server là hai dịch vụ lưu trữ và quản lý dữ liệu đám mây phổ biến cho doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi hạ tầng công nghệ thông tin sang điện toán đám mây. Dù cùng hoạt động trên đám mây song hai dịch vụ này lại có những đặc điểm và nguyên lý hoạt động hoàn toàn khác nhau.

// doi link