Với 32.6% thị phần, liệu rằng Amazon Web Services có chiếm lĩnh toàn bộ thị trường?
21/09/2020Amazon Web Services (AWS) là một giải pháp về điện toán đám mây được cung cấp bởi gã khổng lồ có tiếng về thương mại điện tử Amazon. Tính đến quý IV/2019, theo khảo sát của ParkMyCloud, thị phần của Amazon Web Services đang ở ngôi đầu bảng với 32.6% thị phần. Chúng ta hãy thử cùng xem, liệu rằng Amazon Web Services có khả năng chiếm lĩnh toàn bộ thị trường này không nhé.
Amazon Web Services là gì?
Trước khi bắt đầu, chúng ta hãy dành ít phút cùng nhìn lại những gì mà Amazon Web Services đã mang đến cho người dùng nhé.
Giới thiệu về Amazon Web Services
Cũng giống như Microsoft Azure, Amazon Web Services là một giải pháp về điện toán đám mây được cung cấp cho người dùng trên toàn thế giới. Khởi đầu sớm hơn Microsoft Azure hai năm, tính đến nay Amazon Web Services cũng đã đạt được những thành tự nhất định của nó.
Có mặt tại hơn 190 quốc gia, trung tâm dữ liệu đặt ở khắp nơi trên thế giới. Đây có lẽ một phần mang đến thị phần như hiện tại cho Amazon Web Services.
>> Xem thêm: Amazon và Microsoft - Ai mới là thế lực mạnh hơn trong cuộc chiến đám mây?
Một số ưu điểm của khi sử dụng Amazon Web Services
Dưới đây là tổng hợp nhanh một số ưu điểm khi sử dụng dịch vụ của Amazon Web Services
Bảo mật
Được hỗ trợ bởi gã khổng lồ Amazon nên tính bảo mật của giải pháp hẳn sẽ được hãng chú trọng và đặt lên hàng đầu. Điều này được chứng minh qua nhiều chứng nhận và kết quả kiểm tra được cấp cho các dịch vụ thuộc Amazon Web Services.
Trong đó, có nhiều chứng nhận và kết quả phù hợp với từng ngành khác nhau như tài chính, an ninh mạng,... Có thể kể đến như PCI DSS Cấp 1 cho lĩnh vực tài chính, ISO 27001, FISMA Moderate,...
Chi phí
Điểm mạnh của mô hình điện toán đám mây theo dạng này đó là chi phí được tính dựa trên lượng tài nguyên sử dụng. Hay nói cách khác, việc bạn dùng bao nhiêu sẽ trả tiền bấy nhiêu. Với Amazon Web Services, bạn có thể sử dụng mà không cần trả trước bất kỳ khoản chi phí nào. Chi phí sẽ được tính vào cuối chu kỳ sử dụng mà khách hàng đăng ký.
Tính linh hoạt
Khác với việc bạn phải đầu tư hạ tầng phần cứng bề thế và phức tạp, với Amazon Web Services, bạn có thể mở rộng hoặc giảm bớt tài nguyên chỉ với một cú bấm chuột. Với hạ tầng trung tâm dữ liệu trải khắp nơi trên thế giới, việc gia tăng tài nguyên đối với Amazon Web Services không phải là vấn đề quá lớn lao và khó khăn thường gặp.
Các giải pháp của Amazon Web Services
Amazon Web Services mang đến cho người dùng nhiều sự lựa chọn về các giải pháp phù hợp với nhu cầu của họ. Dưới đây là một số giải pháp điển hình.
Cung cấp máy chủ lưu trữ
Với Amazon Web Services, nó giống như việc bạn dẹp bỏ toàn bộ hệ thống máy chủ vật lý cồng kềnh bên trong doanh nghiệp mình. Thay vào đó bạn đưa tất cả dữ liệu lên đám mây. Và cuối cùng là quản lý giám sát toàn bộ trên đó.
Với một website bất kỳ, bạn sẽ không cần phải lo lắng vè việc tạo dựng cho nó một hệ thống hosting riêng để lưu trữ nữa. Tất cả sẽ gói gọn lại trong Amazon Web Services với những tính linh hoạt mà nó mang lại.
Sao lưu và lưu trữ dữ liệu
Dữ liệu của bạn sẽ được lưu trữ và sao lưu hoàn toàn trên đám mây. Bạn có thể khôi phục lại hiện trạng mới nhất của dữ liệu khi có sự cố xảy ra.
Các giải pháp về cơ sở dữ liệu
Sự đa dạng về các giải pháp cơ sở dữ liệu giúp cho việc thay đổi trở nên linh hoạt hơn. Bạn sẽ không bị gò bó vào việc sử dụng cố định một loại cơ sở dữ liệu nào đó. Điều này sẽ phù hợp với sự đa dạng trên thị trường và hỗ trợ nhiều hơn cho doanh nghiệp khi chuyển đổi dữ liệu của họ lên đám mây.
>> Xem thêm: Amazon đang trở thành Hotel California của đám mây và đó là tin rất xấu với Microsoft.
Vậy Amazon Web Services có thực sự chiếm lĩnh toàn bộ thị trường?
Sự bành trướng ngày càng lớn của Amazon Web Services là minh chứng cho việc nhu cầu chuyển đổi sang các giải pháp điện toán đám mây đang ngày càng tăng cao. Internet phát triển, đây dường như là một cơ hội lớn cho tất cả các bên tham gia.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Amazon Web Services có thể chiếm lĩnh tất cả thị trường. Amazon Web Services có lợi thế của kẻ tiên phong, tuy nhiên việc toàn cầu hoá của họ chắc chắn sẽ có nhiều yếu điểm không ngờ tới. Cụ thể:
Tính địa phương hoá
Với việc mở rộng quy mô toàn cầu như hiện nay, thứ yếu điểm mà Amazon Web Services gặp phải ở đây đó là tính địa phương hoá. Khi mở rộng quy mô thì việc làm chi tiết với Amazon Web Services sẽ gặp nhiều khó khăn.
Với lợi thế tiên phong, Amazon Web Services đang nỗ lực phủ sóng khắp nơi. Giống như việc họ đang cố gắng xây dựng một cái khung vậy. Còn phát triển bên trong cái khung đấy như thế nào thì cơ hội vẫn còn rất rộng mở.
Đội ngũ hỗ trợ
Với một dịch vụ toàn cầu, việc hỗ trợ cũng sẽ là một dấu hỏi lớn. Bản thân Amazon Web Services cũng không thể làm điều đó một mình được. Xu hướng hợp tác giữa các bên sẽ bắt đầu xuất hiện ở đây.
Bằng chứng của việc này là chính Microsoft cũng đã ký kết hợp tác chiến lược với Viettel IDC trong năm 2019. Mục đích của việc hợp tác này là kết hợp sức mạnh của cả hai tổ chức để tiếp cận và mở rộng thị trường.
Kết luận
Ứng dụng của điện toán đám mây trong doanh nghiệp vẫn còn khá hạn chế. Và như vậy, cơ hội vẫn còn rất rộng mở không chỉ riêng cho Amazon Web Services. Với những thế mạnh của riêng mình, những nhà cung cấp lớn và uy tín trong nước vẫn có thể tự tin chiếm lĩnh miếng bánh của thị trường trong thời gian tới.
Hi vọng rằng, những thông tin chúng tôi mang đến trong bài viết này, phần nào giúp các bạn hiểu hơn về loại hình dịch vụ này. Và nếu bạn đang cần tìm kiếm các giải pháp về điện toán đám mây cho doanh nghiệp mình, hãy liên hệ với Viettel IDC để được tư vấn nhé.
Để tìm hiểu thêm về các gói dịch vụ Cloud vui lòng liên hệ đến Viettel IDC để được tư vấn:
- Hotline: 1800 8088 (miễn phí cước gọi)
- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc
- Website: https://viettelidc.com.vn
Viettel IDC – Nhà cung cấp dịch vụ Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây hàng đầu Việt Nam
Tin nổi bật
Top 5 nhà cung cấp Cloud hàng đầu ở Việt Nam
30/09/2024Tin liên quan
Top 5 nhà cung cấp Cloud hàng đầu ở Việt Nam
Đâu là những nhà cung cấp điện toán đám mây (Cloud) hàng đầu ở Việt Nam? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
IDC là gì? Khám phá các trung tâm dữ liệu của Viettel IDC
IDC (Internet Data Center) là trung tâm dữ liệu cung cấp các dịch vụ hạ tầng vật lý và máy chủ nhằm hỗ trợ các hoạt động công nghệ thông tin của doanh nghiệp.
Cơ sở hạ tầng đám mây là gì? Thành phần và lợi ích
Cơ sở hạ tầng đám mây là nền tảng bao gồm phần cứng (máy chủ, bộ lưu trữ,... ) và phần mềm hệ điều hành, phần mềm ảo hóa,...) để cung cấp các dịch vụ công nghệ qua internet.
Giao thức TCP/IP là gì? Cấu trúc và chức năng
TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol) là một bộ giao thức trao đổi thông tin giúp truyền tải và kết nối các thiết bị sử dụng internet.
Spoofing là gì? Cách phát hiện & ngăn chặn rủi ro
Spoofing là hành động giả mạo thông tin nhằm lừa gạt hệ thống hoặc người dùng. Kẻ tấn công thường sử dụng các kỹ thuật giả mạo để che giấu danh tính thật.
CPU là gì? Cấu tạo và các loại CPU phổ biến
Bạn có biết rằng mọi tác vụ thực hiện trên máy tính, từ lướt web đến chơi game, đều được xử lý bởi bộ phận CPU? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu CPU là gì và cách thức hoạt động của bộ phận này qua bài viết sau đây nhé.
Virus máy tính là gì? Cách bảo vệ máy tính tránh khỏi virus
Đứng trong kỷ nguyên của Internet và thiết bị số, máy tính đã trở thành công cụ không thể thiếu trong cuộc sống và công việc của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, song song với sự tiện lợi là các mối đe dọa an ninh mạng, đặc biệt là virus máy tính. Hiện nay, virus máy tính càng ngày càng trở nên phức tạp và tinh vi hơn.
Oracle là gì? Tìm hiểu hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle
Oracle là gì? Đây là một trong những hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS) hàng đầu trên thị trường được phát triển bởi Oracle Corporation. Xứng đáng với vị trí hàng đầu của mình, nền tảng này đã và đang hỗ trợ hàng nghìn người dùng và đáp ứng nhu cầu quản lý dữ liệu ngày càng tăng của các tổ chức trong kỷ nguyên số.
Auto Scaling là gì? Lợi ích khi sử dụng Auto Scaling
Trong thời đại số hóa ngày nay, việc quản lý tài nguyên hiệu quả cho các ứng dụng và hệ thống đám mây đã trở thành một thách thức lớn đối với doanh nghiệp. Đó là lúc Auto Scaling - công nghệ tự động điều chỉnh tài nguyên ra đời và nhanh chóng trở thành giải pháp ưu việt cho vấn đề này.
Phân biệt Cloud Hosting và Cloud Server - Nên chọn loại nào?
Cloud Hosting và Cloud Server là hai dịch vụ lưu trữ và quản lý dữ liệu đám mây phổ biến cho doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi hạ tầng công nghệ thông tin sang điện toán đám mây. Dù cùng hoạt động trên đám mây song hai dịch vụ này lại có những đặc điểm và nguyên lý hoạt động hoàn toàn khác nhau.