Serverless Computing - Thiết lập không gian kỹ thuật số dễ dàng hơn bao giờ hết

08/12/2020
Khi bước vào một thế giới kết nối ngày càng nhiều với Internet, chúng ta sẽ dần nhận thấy sự phát triển trong không gian kỹ thuật số, nơi giúp thiết lập và chạy các trang Web.

Một trong những cách để phát triển không gian này là “Serverless Computing”. Serverless Computing là phương tiện để các nhà phát triển thiết lập những dịch vụ dựa trên Web mà không gặp phải những khó khăn như khi chạy máy chủ.

 

Serverless computing là gì?

Serverless Computing là một mô hình thực thi điện toán đám mây mà trong đó các nhà cung cấp đám mây sẽ quản lý động việc phân bổ tài nguyên máy, giá cả của mô hình này dựa trên số lượng tài nguyên thực tế mà ứng dụng sử dụng thay vì phải trả trước một khoản nhất định trong một khoảng thời gian.

Ngoài ra, một Serverless Computing cũng có thể được hiểu là cách mà chúng ta xây dựng lên các ứng dụng khả dụng, sẵn sàng lắng nghe và phản ứng lại với các sự kiện được đưa ra bởi các dịch vụ (services).

 
Serverless Computing

Serverless Computing hoạt động như thế nào?

Serverless computing loại bỏ việc quản lý máy chủ khỏi người dùng. Có nghĩa là máy chủ phải tự tính toán các tham số như không gian lưu trữ và bộ nhớ (gọi là “Function-as-a-Service” hay “FaaS”).

Khi đám mây nhận được code để chạy từ người dùng, nó sẽ tính toán có bao nhiêu tài nguyên được yêu cầu cho việc này. Sau đó, đám mây sẽ nhìn vào các máy chủ của mình và xử lý các tài nguyên cần thiết để chạy tiến trình mà nó vừa được yêu cầu.

Máy chủ cũng cần nhận ra khi nào một tiến trình cần được tăng hoặc giảm quy mô. Nếu máy chủ lưu trữ một trang web “nhìn thấy” lượng khách truy cập, nó sẽ tự động điều chỉnh và gán thêm tài nguyên cho trang web này.

Khi luồng khách truy cập đó biến mất, máy chủ có thể sử dụng ít tài nguyên hơn để giữ cho trang web trực tuyến. Sau đó, nó tính toán có bao nhiêu tài nguyên đã được sử dụng trong một tháng và tính hóa đơn cho người dùng.

 

Cách sử dụng Serverless Computing

Thông thường, người dùng tương tác với serverless computing bằng console. Điều này cho phép người dùng thiết kế các chức năng mà họ muốn đám mây thực hiện. Sau đó, người dùng sẽ gọi chức năng này khi cần chạy dịch vụ và cho phép serverless computing xử lý phần còn lại.

Rất dễ dàng để người dùng tạo và chạy một chức năng nào đó. Rào cản lớn nhất là tìm ra cách sử dụng giao diện dịch vụ đã chọn để chạy một tiến trình nào đó. Sau khi hoàn thành, bạn có thể thực hiện tiến trình và để dịch vụ xử lý phần còn lại!

 

Ưu điểm của Serverless Computing

- Tối ưu chi phí: So với việc thuê server và trả tiền theo tháng hoặc theo năm thì Serverless lại tính phí theo thời gian và số lần gọi Function nên chi phí sẽ rẻ hơn. Bạn không cần phải trả thêm phí khi mà Server không hoạt động. Ngoài ra, so với việc tự xây dựng server, thì Serverless còn giảm rất nhiều các chi phí đi kèm như vận hành, bảo trì máy móc trang thiết bị,...

- Dễ dàng mở rộng quy mô: Khi số lượng request tới ứng dụng của bạn tăng cao, nếu thuê hoặc tự xây dựng server thì bạn sẽ phải nâng cấp chúng để đảm bảo tốc độ cho ứng dụng. Điều này sẽ tốn nhiều thời gian và nhân lực. Ngược lại, trong mô hình Serverless, các nhà cung cấp bên thứ ba sẽ tự lo liệu hết. Họ sẽ tự mở rộng thêm các tiến trình và tài nguyên để cân bằng tải khi có nhiều request.

- Triển khai đơn giản hơn: Bạn sẽ cần có kiến thức xây dựng, triển khai, cấu hình code lên server và bảo trì chúng trong mô hình client-server. Còn với Serverless, chỉ cần đẩy code lên, mọi việc còn lại đã có nhà cung cấp dịch vụ xử lý.

Như vậy, Serverless Computing là một giải pháp hiệu quả trong việc tối ưu tài nguyên điện toán đám mây được tiêu thụ. Đây không phải là một mô hình hoàn toàn khác biệt, nhưng nó chắc chắn sẽ được ứng dụng trong thời gian sắp tới, khi mà vấn đề về cải tiến công nghệ luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp.


 

Để tìm hiểu thêm về các dịch vụ Cloud Computing của Viettel IDC, vui lòng liên hệ:

 

 

      - Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)

 

      - Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc

 

      - Website: https://viettelidc.com.vn

 

 

Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam

Tin liên quan

30/09/2024

Top 5 nhà cung cấp Cloud hàng đầu ở Việt Nam

Đâu là những nhà cung cấp điện toán đám mây (Cloud) hàng đầu ở Việt Nam? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

30/09/2024

IDC là gì? Khám phá các trung tâm dữ liệu của Viettel IDC

IDC (Internet Data Center) là trung tâm dữ liệu cung cấp các dịch vụ hạ tầng vật lý và máy chủ nhằm hỗ trợ các hoạt động công nghệ thông tin của doanh nghiệp.

30/09/2024

Cơ sở hạ tầng đám mây là gì? Thành phần và lợi ích

Cơ sở hạ tầng đám mây là nền tảng bao gồm phần cứng (máy chủ, bộ lưu trữ,... ) và phần mềm hệ điều hành, phần mềm ảo hóa,...) để cung cấp các dịch vụ công nghệ qua internet.

30/09/2024

Giao thức TCP/IP là gì? Cấu trúc và chức năng

TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol) là một bộ giao thức trao đổi thông tin giúp truyền tải và kết nối các thiết bị sử dụng internet.

30/09/2024

Spoofing là gì? Cách phát hiện & ngăn chặn rủi ro

Spoofing là hành động giả mạo thông tin nhằm lừa gạt hệ thống hoặc người dùng. Kẻ tấn công thường sử dụng các kỹ thuật giả mạo để che giấu danh tính thật.

23/08/2024

CPU là gì? Cấu tạo và các loại CPU phổ biến

Bạn có biết rằng mọi tác vụ thực hiện trên máy tính, từ lướt web đến chơi game, đều được xử lý bởi bộ phận CPU? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu CPU là gì và cách thức hoạt động của bộ phận này qua bài viết sau đây nhé.

30/09/2024

Virus máy tính là gì? Cách bảo vệ máy tính tránh khỏi virus

Đứng trong kỷ nguyên của Internet và thiết bị số, máy tính đã trở thành công cụ không thể thiếu trong cuộc sống và công việc của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, song song với sự tiện lợi là các mối đe dọa an ninh mạng, đặc biệt là virus máy tính. Hiện nay, virus máy tính càng ngày càng trở nên phức tạp và tinh vi hơn.

30/09/2024

Oracle là gì? Tìm hiểu hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle

Oracle là gì? Đây là một trong những hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS) hàng đầu trên thị trường được phát triển bởi Oracle Corporation. Xứng đáng với vị trí hàng đầu của mình, nền tảng này đã và đang hỗ trợ hàng nghìn người dùng và đáp ứng nhu cầu quản lý dữ liệu ngày càng tăng của các tổ chức trong kỷ nguyên số.

30/09/2024

Auto Scaling là gì? Lợi ích khi sử dụng Auto Scaling

Trong thời đại số hóa ngày nay, việc quản lý tài nguyên hiệu quả cho các ứng dụng và hệ thống đám mây đã trở thành một thách thức lớn đối với doanh nghiệp. Đó là lúc Auto Scaling - công nghệ tự động điều chỉnh tài nguyên ra đời và nhanh chóng trở thành giải pháp ưu việt cho vấn đề này.

30/09/2024

Phân biệt Cloud Hosting và Cloud Server - Nên chọn loại nào?

Cloud Hosting và Cloud Server là hai dịch vụ lưu trữ và quản lý dữ liệu đám mây phổ biến cho doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi hạ tầng công nghệ thông tin sang điện toán đám mây. Dù cùng hoạt động trên đám mây song hai dịch vụ này lại có những đặc điểm và nguyên lý hoạt động hoàn toàn khác nhau.

// doi link