Phương pháp triển khai và vận hành quy trình làm việc từ xa cho doanh nghiệp
23/03/2020Để tổ chức và quản lý một teamwork từ xa không khó nhưng để điều hành cả một doanh nghiệp từ xa lại là vấn đề khác. Vậy, doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì để toàn bộ nhân viên có thể làm việc từ xa mà vẫn đảm bảo sự ổn định và tăng trưởng?
1. Các công cụ giúp doanh nghiệp làm việc từ xa:
Có rất nhiều công cụ miễn phí để doanh nghiệp lựa chọn. Bạn có thể tham khảo danh sách 3 công cụ phù hợp nhất cho doanh nghiệp nhỏ theo tiêu chí chi phí và tính năng gọn nhẹ.
2. Thiết lập quy định khi làm việc từ xa:
Yếu tố thứ hai nhưng lại có vai trò quan trọng nhất chính là các quy định khi làm việc từ xa. Nếu như làm việc tại văn phòng, người điều hành có thể nhắc nhở, gọi nhân viên vào nói chuyện trực tiếp thì khi làm việc từ xa bắt buộc bạn phải tạo một quy định để mọi người tuân thủ, giúp người điều hành giám sát toàn bộ hoạt động công ty.
Tuỳ vào giờ giấc làm việc, tính chất công việc, các doanh nghiệp sẽ đề xuất ra các quy định hợp lý để đảm bảo quá trình làm việc trực tuyến diễn ra hiệu quả và có kỷ luật.
3. Thiết lập quy trình làm việc cho từng phòng ban:
Để duy trì hiệu suất làm việc cho toàn công ty, bên cạnh các quy định trên bạn cũng cần xây dựng bộ quy trình làm việc từ xa đầy đủ cho từng phòng ban. Ví dụ về quy trình meeting online đơn giản cho phòng Kinh doanh bao gồm 4 nội dung:
- Thời gian meeting online: 8:30 - 9:00 (tối đa 30 - 60 phút).
- Nội dung họp: Duyệt lại các cơ hội tiềm năng nhất, những khó khăn vướng mắc và giải pháp.
- Kết quả họp: Cập nhật chi tiết tình trạng cơ hội/ hợp đồng vào phần mềm.
- Và cuối cùng là hướng dẫn thao tác trên phần mềm làm việc online
Trước những diễn biến của đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp lớn toàn cầu như Apple, Google cũng đã lựa chọn hình thức làm việc tại nhà cho nhân viên. Vậy nên, với một doanh nghiệp nhỏ cũng không khó để thực hiện điều này, miễn là lựa chọn và sử dụng các công cụ đúng cách, đúng mục đích và nhất quán.
Đây chính là chìa khóa giúp CEO điều hành toàn bộ doanh nghiệp từ xa một cách ổn định mà vẫn đảm bảo được sự tăng trưởng.
Viettel IDC đang cung cấp dịch vụ Cloud PC - Giải pháp giúp các doanh nghiệp làm việc từ xa hiệu quả với chi phí tối ưu, đặc biệt là trong mùa dịch Covid-19 như hiện nay!
Xem thêm: Giải pháp Cloud PC (VDI) đem lại những lợi ích nào cho doanh nghiệp?
Để tìm hiểu thêm về dịch vụ Cloud PC và các dịch vụ khác phục vụ cho quá trình làm việc trực tuyến của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi và hiệu quả nhất, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC để được tư vấn:
- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)
- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc
- Website: https://viettelidc.com.vn
Viettel IDC – Nhà cung cấp dịch vụ Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây hàng đầu Việt Nam
Tin nổi bật
Top 5 nhà cung cấp Cloud hàng đầu ở Việt Nam
30/09/2024Tin liên quan
Top 5 nhà cung cấp Cloud hàng đầu ở Việt Nam
Đâu là những nhà cung cấp điện toán đám mây (Cloud) hàng đầu ở Việt Nam? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
IDC là gì? Khám phá các trung tâm dữ liệu của Viettel IDC
IDC (Internet Data Center) là trung tâm dữ liệu cung cấp các dịch vụ hạ tầng vật lý và máy chủ nhằm hỗ trợ các hoạt động công nghệ thông tin của doanh nghiệp.
Cơ sở hạ tầng đám mây là gì? Thành phần và lợi ích
Cơ sở hạ tầng đám mây là nền tảng bao gồm phần cứng (máy chủ, bộ lưu trữ,... ) và phần mềm hệ điều hành, phần mềm ảo hóa,...) để cung cấp các dịch vụ công nghệ qua internet.
Giao thức TCP/IP là gì? Cấu trúc và chức năng
TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol) là một bộ giao thức trao đổi thông tin giúp truyền tải và kết nối các thiết bị sử dụng internet.
Spoofing là gì? Cách phát hiện & ngăn chặn rủi ro
Spoofing là hành động giả mạo thông tin nhằm lừa gạt hệ thống hoặc người dùng. Kẻ tấn công thường sử dụng các kỹ thuật giả mạo để che giấu danh tính thật.
CPU là gì? Cấu tạo và các loại CPU phổ biến
Bạn có biết rằng mọi tác vụ thực hiện trên máy tính, từ lướt web đến chơi game, đều được xử lý bởi bộ phận CPU? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu CPU là gì và cách thức hoạt động của bộ phận này qua bài viết sau đây nhé.
Virus máy tính là gì? Cách bảo vệ máy tính tránh khỏi virus
Đứng trong kỷ nguyên của Internet và thiết bị số, máy tính đã trở thành công cụ không thể thiếu trong cuộc sống và công việc của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, song song với sự tiện lợi là các mối đe dọa an ninh mạng, đặc biệt là virus máy tính. Hiện nay, virus máy tính càng ngày càng trở nên phức tạp và tinh vi hơn.
Oracle là gì? Tìm hiểu hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle
Oracle là gì? Đây là một trong những hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS) hàng đầu trên thị trường được phát triển bởi Oracle Corporation. Xứng đáng với vị trí hàng đầu của mình, nền tảng này đã và đang hỗ trợ hàng nghìn người dùng và đáp ứng nhu cầu quản lý dữ liệu ngày càng tăng của các tổ chức trong kỷ nguyên số.
Auto Scaling là gì? Lợi ích khi sử dụng Auto Scaling
Trong thời đại số hóa ngày nay, việc quản lý tài nguyên hiệu quả cho các ứng dụng và hệ thống đám mây đã trở thành một thách thức lớn đối với doanh nghiệp. Đó là lúc Auto Scaling - công nghệ tự động điều chỉnh tài nguyên ra đời và nhanh chóng trở thành giải pháp ưu việt cho vấn đề này.
Phân biệt Cloud Hosting và Cloud Server - Nên chọn loại nào?
Cloud Hosting và Cloud Server là hai dịch vụ lưu trữ và quản lý dữ liệu đám mây phổ biến cho doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi hạ tầng công nghệ thông tin sang điện toán đám mây. Dù cùng hoạt động trên đám mây song hai dịch vụ này lại có những đặc điểm và nguyên lý hoạt động hoàn toàn khác nhau.