Giải pháp Cloud PC (VDI) đem lại những lợi ích nào cho doanh nghiệp?
18/03/2020Cloud PC (VDI) đem đến nhiều lợi ích lớn cho doanh nghiệp, trong đó có thể kể đến như việc làm giảm đi đáng kể mức chi phí phải đầu tư về tài nguyên phần cứng cho toàn hệ thống máy tính làm việc, được kết nối với các hệ thống máy chủ, máy chủ ảo ngày nay, đồng thời tạo ra một môi trường cực kỳ hiệu quả và linh hoạt.
1. Bảo mật, ổn định và quản lý tập trung:
– Toàn bộ dữ liệu được lưu trữ tập trung tại hệ thống lưu trữ, đảm bảo độ bảo mật và sẵn sàng cao.
– Người dùng có thể truy cập máy ảo mọi lúc mọi nơi nhưng vẫn đảm bảo được tính bảo mật với cơ chế xác thực của hệ thống.
– Chính sách bảo mật và backup dữ liệu tập trung từ đội ngũ quản trị hệ thống trung tâm.
– Cho phép triển khai giải pháp phòng chống virus tập trung tại hệ thống máy chủ trung tâm.
– Tận dụng được lợi điểm từ hạ tầng mạng và máy chủ về độ bảo mật, sẵn sàng, dự phòng.
– Tận dụng các tính năng hạ tầng ảo hóa cho phép duy trì độ sẵn sàng 24/7 và không có downtime dịch vụ khi cần bảo dưỡng, nâng cấp.
2. Mềm dẻo trong triển khai và ứng dụng:
– Hệ thống máy trạm ảo có thể được cấp phát một cách nhanh chóng, mềm dẻo về mặt tài nguyên (compute, networking, security) theo nhu cầu thực tế.
– Hỗ trợ nhiều mô hình triển khai dịch vụ và bảo mật theo yêu cầu cảu bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào.
– Tương tác với máy trạm từ bất kỳ vị trí nào, thông qua nhiều loại thiết bị đầu cuối.
3. Mở rộng vòng đời thiết bị, giảm thiểu chi phí:
– Hạ tầng trung tâm có thể mở rộng, co dãn, thay thế liên tục theo nhu cầu thực tế giúp tối ưu chi phí đầu tư ban đầu.
– Tận dụng các ưu điểm của nền tảng ảo hóa đám mây giúp tối ưu hiệu suất của toàn hệ thống, tận dụng triệt để năng lực hệ thống giúp giảm lãng phí.
– Vòng đời thiết bị đầu cuối có thể được tăng lên (hệ máy PC truyền thống khoảng 3 – 4 năm) trong khi vòng đời của các thiết bị đầu cuối chuyển dụng (zero/thin client) có thể lâu hơn khoảng 4 – 6 năm do phần cứng không thay đổi nhiều.
– Trong các môi trường làm việc theo ca, có thể tận dụng tôis đa năng lực hệ thống 24/7.
– Tiết kiệm chi phí bản quyền phần mềm.
4. Quản trị dễ dàng:
– Quản trị tập trung, dễ dàng vận hành khai thác, xử lý sự cố. Chỉ với web browser quản trị viên đã có thể quản lý toàn bộ hệ thống, khả năng troubleshot từ xa lên tới 95%.
– Cho phép triển khai nhanh, theo yêu cầu (on-demand pay-as-you-go). Chỉ với vài thao tác click chuột thì đã có thể xây dựng một không gian làm việc cho user mới.
– Mềm dẻo mở rộng, nâng cấp hệ thống máy trạm ảo theo yêu cầu.
5. Tối ưu hiệu suất, giảm chi phí:
– Chia sẻ tài nguyên dựa trên cơ chế cấp phát khi cần.
– Độ dự phòng, sẵn sàng cao.
– Giảm chi phí đầu tư thiết bị ban đầu : giảm số lượng server vật lý, client sử dụng Thin/Zero Client với chi thấp nhiều lần so với PC thông thường.
– Giảm chi quản lý – với 1 IT sẽ quản lý trung bình 100 máy vật lý, nhưng với VDI 1 IT có khả năng qản lý lên tới 500 máy ảo, giảm chi phí thuê IT và chi phí bảo trì hàng năm hệ thống.
– Giảm chi phí điện năng tiêu thụ – với số lượng server giảm sẽ tiết kiệm điện năng server tiêu thụ và điện năng làm mát hệ thống. Bên cạnh đó, Thin/Zero Client cũng tiêu thụ ít điện năng hơn PC thông thường.
– Tiết kiệm tài nguyên lưu trữ, tránh lãng phí – với Golden/Master Image sẽ tiết kiệm tài nguyên lưu trữ, tận dụng khả năng ảo hóa và cơ chế Thin Provisioning giúp tiết kiệm tối đa tài nguyên server.
Để tìm hiểu thêm về dịch vụ Cloud PC (VDI) và các dịch vụ Cloud khác, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:
- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)
- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc
- Website: https://viettelidc.com.vn
Viettel IDC – Nhà cung cấp dịch vụ Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây hàng đầu Việt Nam
Tin nổi bật
Top 5 nhà cung cấp Cloud hàng đầu ở Việt Nam
30/09/2024Tin liên quan
Top 5 nhà cung cấp Cloud hàng đầu ở Việt Nam
Đâu là những nhà cung cấp điện toán đám mây (Cloud) hàng đầu ở Việt Nam? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
IDC là gì? Khám phá các trung tâm dữ liệu của Viettel IDC
IDC (Internet Data Center) là trung tâm dữ liệu cung cấp các dịch vụ hạ tầng vật lý và máy chủ nhằm hỗ trợ các hoạt động công nghệ thông tin của doanh nghiệp.
Cơ sở hạ tầng đám mây là gì? Thành phần và lợi ích
Cơ sở hạ tầng đám mây là nền tảng bao gồm phần cứng (máy chủ, bộ lưu trữ,... ) và phần mềm hệ điều hành, phần mềm ảo hóa,...) để cung cấp các dịch vụ công nghệ qua internet.
Giao thức TCP/IP là gì? Cấu trúc và chức năng
TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol) là một bộ giao thức trao đổi thông tin giúp truyền tải và kết nối các thiết bị sử dụng internet.
Spoofing là gì? Cách phát hiện & ngăn chặn rủi ro
Spoofing là hành động giả mạo thông tin nhằm lừa gạt hệ thống hoặc người dùng. Kẻ tấn công thường sử dụng các kỹ thuật giả mạo để che giấu danh tính thật.
CPU là gì? Cấu tạo và các loại CPU phổ biến
Bạn có biết rằng mọi tác vụ thực hiện trên máy tính, từ lướt web đến chơi game, đều được xử lý bởi bộ phận CPU? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu CPU là gì và cách thức hoạt động của bộ phận này qua bài viết sau đây nhé.
Virus máy tính là gì? Cách bảo vệ máy tính tránh khỏi virus
Đứng trong kỷ nguyên của Internet và thiết bị số, máy tính đã trở thành công cụ không thể thiếu trong cuộc sống và công việc của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, song song với sự tiện lợi là các mối đe dọa an ninh mạng, đặc biệt là virus máy tính. Hiện nay, virus máy tính càng ngày càng trở nên phức tạp và tinh vi hơn.
Oracle là gì? Tìm hiểu hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle
Oracle là gì? Đây là một trong những hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS) hàng đầu trên thị trường được phát triển bởi Oracle Corporation. Xứng đáng với vị trí hàng đầu của mình, nền tảng này đã và đang hỗ trợ hàng nghìn người dùng và đáp ứng nhu cầu quản lý dữ liệu ngày càng tăng của các tổ chức trong kỷ nguyên số.
Auto Scaling là gì? Lợi ích khi sử dụng Auto Scaling
Trong thời đại số hóa ngày nay, việc quản lý tài nguyên hiệu quả cho các ứng dụng và hệ thống đám mây đã trở thành một thách thức lớn đối với doanh nghiệp. Đó là lúc Auto Scaling - công nghệ tự động điều chỉnh tài nguyên ra đời và nhanh chóng trở thành giải pháp ưu việt cho vấn đề này.
Phân biệt Cloud Hosting và Cloud Server - Nên chọn loại nào?
Cloud Hosting và Cloud Server là hai dịch vụ lưu trữ và quản lý dữ liệu đám mây phổ biến cho doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi hạ tầng công nghệ thông tin sang điện toán đám mây. Dù cùng hoạt động trên đám mây song hai dịch vụ này lại có những đặc điểm và nguyên lý hoạt động hoàn toàn khác nhau.