Cloud PC (VDI) là gì? Cloud PC gồm những thành phần nào?

18/03/2020

Cloud PC là giải pháp máy tính ảo được xây dựng dựa trên công nghệ điện toán đám mây, lưu trữ dữ liệu máy tính người dùng tại trung tâm dữ liệu, được trang bị nhiều lớp bảo mật.


1. Cloud PC (VDI) là gì?
Cloud PC (VDI - Virtual Desktop Infrastructure)
 là giải pháp về 
ảo hóa hạ tầng máy tính, tất cả các máy tính trong hệ thống VDI của công ty đều là máy ảo (VM – Virtual Machine).

Để sử dụng được máy ảo này, người dùng cần một thiết bị có thể truy cập vào gọi là thiết bị đầu cuối (client). Client truy cập và kết nối với máy chủ thông qua giao thức hiển thị từ xa (Desktop Display Protocol), sử dụng mạng LAN, WAN, 3G.

Máy ảo trong giải pháp Cloud PC có thể là một máy trạm (workstation), máy tính cá nhân (PC) với hệ điều hành và phần cứng được cấu hình như một máy thật, với mục đích sử dụng khác nhau.

Cấu hình máy ảo có thể tùy biến, nâng cấp dễ dàng mà không cần tốn quá nhiều công sức, chi phí, thời gian mua sắm, lắp ráp và có thể cấp phát cho máy ảo ngay tức thời.

Với cơ sở hạ tầng mạng phát triển ngày càng mạnh, giới hạn về tốc độ truy cập ngày càng rút ngắn, người dùng có thể truy cập máy ảo mọi lúc mọi nơi trong khi dữ liệu của hệ thống thì tập trung một chỗ.

Giải pháp Cloud PC giúp cho nhân viên có thể làm việc linh hoạt hơn và năng suất công việc cao hơn, chủ doanh nghiệp thì dễ dàng quản lý và kiểm soát được hệ thống cơ sở dữ liệu của mình.
 

Cloud PC

2. Cloud PC gồm những thành phần nào?

Hệ thống máy chủ

-Máy chủ của giải pháp VDI tập trung vào sức mạnh xử lý tính toán và đồ họa, vì vậy cần đòi hỏi cao về các thành phần như CPU, RAM, HDD, VGA.

Hiện nay, giải pháp về phần cứng cho VDI phải kể đến các tên tuổi lớn trong lĩnh vực máy chủ, đồ họa như Supermicro, NVIDIA, HP, IBM, DELL, IBM.

Hệ thống lưu trữ

Việc lưu trữ tập trung cho các máy trạm ảo hóa đòi hỏi cần phải có hệ thống lưu trữ ổn định và an toàn. Hệ thống lưu trữ trong giải pháp VDI gọi là VSAN, VSAN mang đến sự đơn giản hóa, linh hoạt trong việc chia sẻ các phần vùng của hệ thống, giúp cho hệ thống VDI hoạt động ổn định, vững bền và tăng cường tính sẵn sàng cho việc mở rộng dung lượng lưu trữ.

Hệ thống phần mềm

Để quản lý, triển khai, cấp phát, thu hồi các máy trạm và thực thi các chính sách trong quá trình sử dụng của người dùng, đòi hỏi cần phải có hệ thống phần mềm chuyên dùng cho giải pháp ảo hóa. Các nhà cung cấp phần mềm cho giải pháp VDI lớn hiện nay là: VMWare, Microsoft, Citrix, Oracle,…

Mỗi hãng đều có mỗi thế mạnh riêng, tuy nhiên thông thường sẽ gồm có những tính năng như:

– Xác thực người dùng

– Quản lý, cấp phát các máy trạm ảo hóa một cách nhanh chóng

– Chia sẻ nhóm các máy trạm cho một nhóm người dùng

– Thu hồi các máy trạm đã cấp.

Việc lựa chọn nền tảng phần mềm nào cho giải pháp VDI tùy thuộc và khả năng sử dụng của người quản trị. Bên cạnh đó, vấn đề bản quyền cũng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phần mềm ảo hóa.

Thiết bị đầu cuối

Client có thể là một PC, laptop, smartphone, tablet hoặc một thiết bị client chuyên dụng cho giải pháp VDI (thin client, thin client compact, zero client,…).

Thiết bị đầu cuối (client) là các thiết bị được cài đặt phần mềm ảo hóa chuyên dụng để truy cập và hiển thị màn hình của các máy trạm ảo đã được cấp phát.

Chức năng chính là hiển thị màn hình và tương tác thông qua mouse, keyboard, nên yêu cầu về cấu hình của client thường không cao, giúp giảm được chi phí triển khai sau này.

Bên cạnh thiết bị chuyên dụng cho giải pháp ảo hóa là Thin Client, Zero Client thì người dùng cũng có thể truy cập vào máy ảo bằng PC, laptop, smartphone, tablet.

Để tìm hiểu thêm về dịch vụ Cloud PC (VDI) và các dịch vụ Cloud khác, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:

 

Viettel IDC – Nhà cung cấp dịch vụ Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây hàng đầu Việt Nam

Tin liên quan

30/09/2024

Top 5 nhà cung cấp Cloud hàng đầu ở Việt Nam

Đâu là những nhà cung cấp điện toán đám mây (Cloud) hàng đầu ở Việt Nam? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

30/09/2024

IDC là gì? Khám phá các trung tâm dữ liệu của Viettel IDC

IDC (Internet Data Center) là trung tâm dữ liệu cung cấp các dịch vụ hạ tầng vật lý và máy chủ nhằm hỗ trợ các hoạt động công nghệ thông tin của doanh nghiệp.

30/09/2024

Cơ sở hạ tầng đám mây là gì? Thành phần và lợi ích

Cơ sở hạ tầng đám mây là nền tảng bao gồm phần cứng (máy chủ, bộ lưu trữ,... ) và phần mềm hệ điều hành, phần mềm ảo hóa,...) để cung cấp các dịch vụ công nghệ qua internet.

30/09/2024

Giao thức TCP/IP là gì? Cấu trúc và chức năng

TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol) là một bộ giao thức trao đổi thông tin giúp truyền tải và kết nối các thiết bị sử dụng internet.

30/09/2024

Spoofing là gì? Cách phát hiện & ngăn chặn rủi ro

Spoofing là hành động giả mạo thông tin nhằm lừa gạt hệ thống hoặc người dùng. Kẻ tấn công thường sử dụng các kỹ thuật giả mạo để che giấu danh tính thật.

23/08/2024

CPU là gì? Cấu tạo và các loại CPU phổ biến

Bạn có biết rằng mọi tác vụ thực hiện trên máy tính, từ lướt web đến chơi game, đều được xử lý bởi bộ phận CPU? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu CPU là gì và cách thức hoạt động của bộ phận này qua bài viết sau đây nhé.

30/09/2024

Virus máy tính là gì? Cách bảo vệ máy tính tránh khỏi virus

Đứng trong kỷ nguyên của Internet và thiết bị số, máy tính đã trở thành công cụ không thể thiếu trong cuộc sống và công việc của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, song song với sự tiện lợi là các mối đe dọa an ninh mạng, đặc biệt là virus máy tính. Hiện nay, virus máy tính càng ngày càng trở nên phức tạp và tinh vi hơn.

30/09/2024

Oracle là gì? Tìm hiểu hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle

Oracle là gì? Đây là một trong những hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS) hàng đầu trên thị trường được phát triển bởi Oracle Corporation. Xứng đáng với vị trí hàng đầu của mình, nền tảng này đã và đang hỗ trợ hàng nghìn người dùng và đáp ứng nhu cầu quản lý dữ liệu ngày càng tăng của các tổ chức trong kỷ nguyên số.

30/09/2024

Auto Scaling là gì? Lợi ích khi sử dụng Auto Scaling

Trong thời đại số hóa ngày nay, việc quản lý tài nguyên hiệu quả cho các ứng dụng và hệ thống đám mây đã trở thành một thách thức lớn đối với doanh nghiệp. Đó là lúc Auto Scaling - công nghệ tự động điều chỉnh tài nguyên ra đời và nhanh chóng trở thành giải pháp ưu việt cho vấn đề này.

30/09/2024

Phân biệt Cloud Hosting và Cloud Server - Nên chọn loại nào?

Cloud Hosting và Cloud Server là hai dịch vụ lưu trữ và quản lý dữ liệu đám mây phổ biến cho doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi hạ tầng công nghệ thông tin sang điện toán đám mây. Dù cùng hoạt động trên đám mây song hai dịch vụ này lại có những đặc điểm và nguyên lý hoạt động hoàn toàn khác nhau.

// doi link